Độc đáo nhà thờ họ Nguyễn Thịnh đại tôn ở Nghệ An lưu giữ 11 sắc phong cổ quý hiếm

    Là dòng họ lớn ở vùng quê có bề dày về lịch sử, văn hóa, nhà thờ họ Nguyễn Thịnh đại tôn xã Ngọc Sơn (Thanh Chương) đang lưu giữ 11 sắc phong cổ quý hiếm.

    Nhà thờ họ Nguyễn Thịnh đại tôn ở làng Phúc Xá nay là xóm Lam Hồng, xã Ngọc Sơn được xây dựng từ thời xa xưa, hiện có 2 công trình hạ điện và thượng điện. Ảnh: Huy Thư

    Đặc biệt tại đây còn lưu giữ nhiều bản sắc phong cổ của các triều đại phong kiến Việt Nam ban cấp cho các di tích xưa của làng Phúc Xá. Các sắc phong này được đựng trong những hộp gỗ sơn son thếp vàng hình chữ nhật. Ảnh: Huy Thư

    Theo ông Nguyễn Thịnh Thanh (69 tuổi) tộc trưởng họ Nguyễn Thịnh đại tôn, trước đây, làng Phúc Xá có nhiều di tích như đình Phúc Xá, chùa Phúc Xá, đền Cả, đền Hai, đền Ba... Trong kháng chiến, phần lớn các di tích bị hư hỏng, bị tháo dỡ đi làm công trình dân sinh, đồ tế khí, sắc phong… đều được tập trung về đình Phúc Xá. Khi đình bị bom Mỹ thả sập 1 góc, ngày càng xuống cấp, họ Nguyễn Thịnh đã nhận đưa bộ sắc phong quý về cất giữ tại nhà thờ. Ảnh: Huy Thư

    Ngày nay, tại nhà thờ họ Nguyễn Thịnh, đang còn lưu giữ 11 bản sắc phong cổ ban cấp cho các di tích làng Phúc Xá. "Chú ruột tôi, ông Nguyễn Thịnh Thắng là người trực tiếp đưa bộ sắc phong này về cất giữ tại nhà thờ. Tính đến nay, họ Nguyễn Thịnh đã lưu giữ bộ sắc phong này hơn nửa thế kỷ" - ông Thanh nói. Ảnh: Huy Thư

    Đã qua hàng trăm năm, các sắc phong cổ gần như vẫn còn nguyên vẹn cả về hình thức lẫn nội dung trang trí, ghi chép trên sắc phong. Ảnh: Huy Thư

    5 ngành nghề LƯƠNG CAO mà không cần bằng cấp, dịp lễ Tết có thể kiếm 50 triệu đồng/tháng
    Con rể 31 tuổi xây nhà tặng bố vợ, tự tay đào đất, quét vôi, không gian sống đẹp như mơ
    Kinh hãi 3 ngôi nhà lăn tùm xuống sông trong đêm

    Trong bộ sắc phong này, sắc có niên đại xa nhất đề năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783), sắc có niên đại gần nhất đề năm Khải Định thứ 9 (1924). Trong ảnh: Góc có ấn triện của sắc phong năm Cảnh Hưng thứ 44. Ảnh: Huy Thư

    Đã qua 238 năm, chữ Hán, hoa văn trang trí trên sắc phong đời Cảnh Hưng thứ 44 (1783) vẫn còn sắc nét. Nhiều người chiêm ngưỡng tấm sắc phong này không khỏi ngỡ ngàng, tấm tắc. Ảnh: Huy Thư

    Bộ sắc phong cổ có giá trị nhiều mặt trong việc nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, truyền thống... của địa phương và dân tộc. Trong ảnh: Mặt sau những tấm sắc phong cổ cũng được trang trí hoa văn, hình rồng, phượng khá đẹp mắt . Ảnh: Huy Thư

    Hơn nửa thế kỷ qua, bộ sắc phong này được họ Nguyễn Thịnh xem như là vật báu của cha ông và được gìn giữ cẩn thận, chỉ khi có việc hệ trọng của họ, của làng mới đưa ra. Nhiều con cháu trong dòng họ cũng chưa nhìn thấy tận mắt bộ sắc phong quý này. Ảnh: Huy Thư

    Từ 25/8, đất ở tại TP.HCM tăng giá, có nơi lên đến 15 lần
    Clip kẻ nghi là cướp nằm ra đường chặn taxi, phóng xe máy truy đuổi sát sao ở Hà Nam
    Phú Thọ: Mưa lớn gây ngập úng, sạt lở, nhấn chìm hoa màu

    Ông Nguyễn Thịnh Thanh - tộc trưởng họ Nguyễn Thịnh đại tôn cho biết thêm, từ khi cất giữ cho đến năm 2014 - 2015, bộ sắc phong này mới được Ban tu tạo đình Phúc Xá mượn đem đi dịch tại Viện Hán nôm. Trong quá trình giao nhận bộ sắc phong đã thất lạc 1 hộp tròn đựng sắc phong. Ảnh: Huy Thư

    Được biết, họ Nguyễn Thịnh là dòng họ lớn ở làng Phúc Xá xưa, tính đến nay đã hơn 15 đời với 3 chi họ. Trong bộ sắc phong này, có 2 bản sắc phong thần cho cụ tổ của họ Nguyễn Thịnh. Đó là Phúc Sơn Thạch trụ bá, "Tướng công linh ứng chính thần, hoàng triều sắc phong, sắc tặng, chư tôn mỹ tự tối linh tôn thần". Ảnh: Huy Thư

    create

    Huy Thư / danviet.vn

    Nguồn: https://danviet.vn/doc-dao-nha-tho-ho-nguyen-thinh-dai-ton-o-nghe-an-luu-giu-11-sac-phong-co-quy-hiem-20211106144043057.htm